Chuyện những “ông, bà” Học sinh Trường Lê Hữu Trác

Ngày nay, trong khi một số bạn trẻ được bố mẹ đầu tư cho ăn học đầy đủ lại không chịu khó học tập mà chỉ thích đến cuộc sống ăn chơi đua đòi, bỏ qua việc chính của mình là học tập. Bên cạnh đó, có một số người lại đặt vấn đề bằng cấp lên trên sự học, họ tìm mọi cách hợp thức hoá việc học hành, hợp thức hoá bằng cấp để làm bước đệm tiến thân. Trái với những lối suy nghĩ đó, có không ít người dù đã ở cái tuổi lên ông, lên bà, vì lòng hiếu học, niềm đam mê tìm hiểu mở rộng kiến thức đã gạt bỏ những mặc cảm về tuổi tác, chấp nhận đến lớp ngồi học với các “bạn” đồng môn chỉ bằng tuổi con, tuổi cháu mình. Ở trường Trung cấp Y – Dược cổ truyền Lê Hữu Trác, họ được gọi là các “ông, bà” học sinh.
603166_104893689692368_1383182297_n
Học sinh Nguyễn Văn Rồng 55 tuổi, h/s Trần Yên Nguyên 62 tuổi
lớp Y abc K4
Ngoại lục tuần vẫn làm học sinh trung cấp
Đó là bà Trần Yên Nguyên. học sinh lớp K4 Ydeg Trường trung cấp Y Dược cổ truyền Lê Hữu Trác, mùa xuân này, bà đã bước sang tuổi 62, với nhiều người ở cái tuổi của bà họ người đã chấp nhận an phận, sống cuộc sống an nhàn bên con, cháu. Nhưng suy nghĩ của bà lại khác, bà luôn coi sự học là việc theo đuổi cả đời, không bao giờ là đủ. Chính vì vậy, mặc dù những ngày đầu di học bà gặp phải không ít lời phản đối, dèm pha của những người không có thiện cảm. Nhưng vượt qua tất cả những lời đàm tiếu dèm pha, bà vẫn tới lớp cùng ngồi học với các học sinh chỉ bằng tuổi con, tuổi cháu mình.
Để việc học được thuận lợi, ngoài việc sắp xếp, lo toan chu đáo mọi công việc gia đình, bà còn phải tranh thủ, bố trí thời gian hợp lý để đến lớp học. Đi học được đã là một cố gắng lớn, thì việc học làm sao để theo kịp chương trình đào tạo của nhà trường cũng là một thách thức không nhỏ. Bởi ở cái tuổi 62, mắt đã mờ, tay chân không còn nhanh nhẹn, nên bà không thể tiếp thu bài giảng trên lớp như những học sinh đang còn ở tuổi ăn tuổi học. Nhưng bằng lòng quyết tâm, coi việc đi học là để lấy kiến thức, chứ không phải lấy bằng cấp, gần một năm qua bà Trần Yên Nguyên vẫn đến lớp đều đặn và luôn đạt những kết quả cao trong học tập và trở thành tấm gương sáng cho các học sinh khác noi theo.
Cử nhân đi học trung cấp

Đó là chuyện của anh Nguyễn Trọng Hiếu, lớp trưởng lớp K Ydeg được sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề thuốc Đông y, ngay từ nhỏ anh đã lĩnh hội được những kiến thức trừu tượng, nhưng hết sức uyên thâm của Y học cổ truyền Đông Phương. Tuy nhiên, ước muốn vẫy vùng của tuổi trẻ lại thôi thúc anh thi vào khoa CNTT Trường Đại học Ngoại Thương. Với niềm đam mê công nghệ và nhiệt huyết của tuổi trẻ sau 10 năm ra trường anh đã gây dựng một nền tảng vững trắc cho việc phát triển kinh doanh của mình. Từ năm 2003 anh đã có trong tay một công ty chuyên phân phối các sản phẩn linh kiện điện tử cho thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và một SooZom bán lẻ máy tính điện tử trên đường Cầu Giấy.Công việc kinh doanh đang phát đạt thì năm 2010 bố anh đột ngột qua đời, sự nghiệp Đông y gia truyền 11 đời cuả gia đình anh có nguy cơ bị gián đoạn, không nỡ nhìn sự nghiệp của cha ông dầy công gây dựng bị thất truyền, anh quyết định bàn giao lại công ty cho người em và bán toàn bộ nhà cửa ở Thành phố Hà Nội về Thị xã Sơn Tây nối nghiệp cha. Với những kiến thức đã học cộng với điều kiện kinh tế và các mối quan hệ của mình, anh hoàn toàn có thể tự hợp thức hoá các thủ tục pháp lý để đứng ra mở phòng khám chưa bệnh.

Nhưng anh đã không làm vậy, anh tâm sự “Cho dù làm bất cứ nghề gì thì việc bắt đầu từ cái gốc, cơ bản ban đầu mới bền vững được, nhất là những người làm nghề Y lấy việc chữa bệnh cứu người làm trọng thì càng không thể làm việc theo kiểu thử nghiệm – đùa trên tính mạng bệnh nhân”. Chính vì vậy, anh đã quyết định khởi nghiệp lại từ đầu bằng việc đăng ký vào học tại Trường Trung cấp Y bwin bet365 . Mặc dù từ nhỏ được cha truyền dạy và lĩnh hội một lượng kiến thức nhất định của Y học cổ truyền, đủ vững để làm nghề, nhưng không vì vậy mà anh lơ là việc học tập. Do công việc gia đình bận bịu, cộng với 2 con còn nhỏ anh không thể trọ lại ở gần Trường học, nên hàng ngày anh phải đi đi, về về trên quãng đường gần 50 km từ TX Sơn Tây xuống TP Hà Nội. Vất vả là vậy, nhưng rất ít khi anh nghỉ học, cho dù đó chỉ là những môn học cơ sở mà nhiều người vẫn cho là các môn phụ.

Ngoài việc học tốt, trên cương vị là Khối trưởng của ba lớp DEG có tới trên 150 học sinh, anh cùng các bạn còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, đưa phong trào của lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào ngoại khóa của Nhà trường.

Cũng là Cử nhân đi học Trung cấp, nhưng anh Nguyễn Miền sinh năm 1952 ở TP Hồ Chí Minh HS lớp K1 Yabc có tới 2 bằng đại học, là Đại học Luật và Đại học Bách Khoa. Tuy nhiên việc đến với Trường Trung cấp Y – bwin bet365 của anh lại bắt nguồn từ tình yêu với người ban đời của mình. Năm 2005 vợ anh gặp một cơn bạo bệnh, bị suy thận, mặc dù chạy chữa rất nhiều nơi nhưng bệnh tình chuyển biến không nhiều. Sống trong cảnh có người nhà bị bệnh, anh mới thấu hiểu nỗi khổ của những người không có kiến thức về Y học khi chăm sóc người nhà. Chính vì vậy, ngay sau khi biết tin trường Lê Hữu Trác thành lập anh đã đang ký theo học nhằm trang bị kiến thức cho mình để về chăm sóc cho người vợ thân yêu.
Phải lặn lội từ TP HCM ra Hà Nội học nên trong những thời gian lưu lại Hà Nội, ngoài việc lên lớp, anh tập trung hết thời gian vào nghiên cứu tìm hiểu các kiến thức về YHCT trong sách vở. Bên cạnh đó, anh còn nhận được sự chỉ bảo tận tình của các Giáo Sư, Tiến sĩ là những chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực YHCT ở Việt Nam đang giảng dạy tại trường, nên kết quả học tập của anh luôn đứng trong nhóm dẫn đầu của Nhà trường. Trong kỳ thực tập tốt nghiệp, anh đã khiến cho đội ngũ y bác sỹ tại bệnh viên YHCT TPHCM phải ngạc nhiên về kiến thức, cũng như tay nghề của mình.
Tình yêu YHCT
Khác với những người đã kể trên, việc đến với Trường Trung cấp YHCT Lê Hữu Trác của chị Nguyễn Thị Loan học sinh lớp K 1 Yabc ­ khi chị đã có gần 20 năm gắn bó với lĩnh vực Tây Y ở Bệnh viện Đa khoa huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La. Gần 20 năm công tác, chi đã thấu hiểu những vất vả của bà con đồng bào các dân tộc nơi đây. Bởi do điều kiện kinh tế eo hẹp, đường xá đi lại khó khăn phần lớn các bệnh nhân khi chuyển đến bệnh viện thì bệnh tật đã ở trong tình trạng rất nặng. Trong khi đó, nhiều căn bệnh đơn giản có thể tự chữa tại nhà là khỏi, nhưng do không có kiến thức về y học, mặc dù sống cạnh rừng thuốc mà không hiểu tác dụng của các cây thuốc tự chữa bệnh cho mình, để tới khi bệnh biến chứng trở thành mãn tính đưa tới viện thì đã quá muộn. Trong suốt thời gian công tác tại đây, chị luôn trăn trở phải làm cách nào mang những kiến thức Đông y để tuyên chuyền giúp bà con hiểu biết tác dụng của một số cây thuốc Nam để tự chữa cho mình những căn bệnh đơn giản thường gặp.
Chính vì vậy, khi biết tin trường Trung cấp YHCT Lê Hữu Trác thành lập và tuyển sinh chị đã có một quyết định táo bạo là tạm dừng công việc bên lĩnh vực Tây Y để theo học YHCT. Quyết định này của chị khiến không ít người than, bạn bè cho là ngược đời, có người còn cho rang chị bị “hâm”. Nhưng với quyết tâm và tình yêu nghề, chị đã chứng minh cho mọi người thấy, sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đứng đắn, thông qua kết quả học tập của mình và chị đã trở thành một trong những học sinh có thành tích học tập xuất sắc nhất của khóa I YHCT của Trường TC Y – bwin bet365 . Gặp lại chị sau một năm nhận bằng tốt nghiệp, chị vẫn tự tin khẳng định quyết định mình không hề hối hận khi chuyển ngành.
          Cũng có tình yêu với những cây thuốc Nam và những bài thuốc cổ truyền trong dân gian, nhưng con đường đến với trường Trung cấp Y – D Lê Hữu Trác của anh Đỗ Trường Giang lới KYdeg lại khác. Vốn làm việc trong ngành xây dựng, hơn 20 năm gắn bó với các công trường từ Bắc chí Nam đã cho anh cơ hội biết được nhiều cây thuốc quý và sưu tập được nhiều bài thuốc hay trong dân gian.
Nhưng biết thì biết vậy, chứ để vận dựng các bài thuốc đó vào việc chữa bệnh cứu người cũng không phải vấn đề đơn giản. Bởi anh không phải người xuất thân từ gia đình làm nghề thuốc gia truyền, kiến thức về YHCT còn rất mơ hồ, chính vì vậy, anh luôn ấp ủ một ước mơ khi nào có điều kiện sẽ theo học một lớp đào tạo YHCT một cách bài bản để mang các bài thuốc sưu tập được ra chữa bệnh cứu người. Nhưng cũng phải tới năm 2010, sau khi con gái lớn của anh đã bước sang năm học thứ 2 của một trường Cao đẳng Y tế tại tỉnh Phú Thọ, anh mới sắp xếp được thời gian, công việc gia đình để đăng ký theo học lớp YHCT tại Trường Trung cấp YDCT Lê Hữu Trác. Anh tâm sự “điều tâm đắc nhất là đi học một lớp đào tao YHCT một cách chính quy anh đã thực hiện được, nhưng anh còn vui hơn vì khi vào học anh lại được sống lại những năm tháng của độ tuổi mười chin, đôi mươi.”
Mái nhà “Tam Đại Đồng Môn”
          Nếu cứ tính bình quân 20 tuổi một thế hệ thì hiện nay trường Trung cấp YDCT Lê Hữu Trác có tới ba thế hệ theo học. Tuy nhiên đó chưa phải điểm nổi bật của nhà trường. Với đội ngũ cán bộ giáo viên có tới trên 30 người là các Giáo Sư – Tiến Sĩ, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực YHCT trực tiếp đứng lớp giảng dạy, Nhà trường đang trở thành một địa chỉ đào tạo uy tín của ngành YHCT Việt Nam. Mặc dù mới thành lập được gần 4 năm, và mới có 4 khoá tuyển sinh, nhưng hiện nay mỗi năm nhà trường thu hút được hàng nghìn học sinh ở khắp ba miền đăng ký theo học các hệ đào tạo tại 2 cơ sở chính ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một cơ sở liên kết tại tỉnh Đắc Lắc. Trong đó Nhà trường đã thu hút được hàng trăm học sinh, là “các ông, các bà” ở lứa tuổi Tứ tuần, Ngũ tuần và cả lục Tuần… theo học.
555244_104891433025927_668816565_n
Học sinh Phạm Ngọc Hồng 64 tuổi lớp DVB2 K1
Đáng chú ý, chính các “ông, bà” học sinh này lại là những nhân tố chính khích lệ tinh thần thi đua học tập ở các khối lớp. Nhiều học sinh khi vào trường chỉ sác định đây là chỗ trú chân trong một năm để chờ đợi kỳ thi Đại học tiếp theo, nhưng sau khi vào học các em được các ông, bà, cô, chú… là những người lớn tuổi đi trước chỉ bảo đã ổn định tư tưởng và xác định lại con đường học tập lập nghiệp của mình. Cũng có không ít học sinh may mắn được các bậc “tiền bối” từng làm nghề gia truyền, đi học để mở rộng kiến thức chỉ bảo cho những kinh nghiệm gia truyền, qua đó giúp các em có điều kiện mở mang tìm hiểu sâu hơn về những kiến thưc YHCT. Điều đó được minh chứng bằng kết quả đào tạo của nhà trường, điển hình trong khì thi tốt nghiệp K2 YHCT năm 2010 toàn khóa có tới trên 80% học sinh đạt tốt nghiệp khá, giỏi. Nhiều học sinh sau khi ra trường đã nhận xét: “Nhà trường không chỉ là nơi đào tạo, mà còn trở thành một mái nhà chung nơi chia sẻ kiến thức Đông Y của các thế hệ thầy thuốc YHCT Việt Nam”.
423111_104891876359216_1265698485_n
Học sinh Trinh Vân Hải 48 tuổi lớp DVB2 YHCT K1
Một mùa xuân nữa lại về, như các cụ ta thường nói “Xuân thêm ngày tháng, người thêm tuổi” đó là quy luật tất yếu của sự kế thừa và phát triển của tạo hoá. Trong đó, sức xuân tượng trưng cho khí thế và bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ, còn ngày tháng là là sự trải nghiệm, đúc kết của các thế hệ “tiền bối” đi trước. Nhưng tại ngôi trường Trung cấp YD Lê Hữu Trác, không chỉ có sức xuân tuổi trẻ, mà còn là kiến thức, kinh nghiệm của những thế hệ đi trước. Sự kết hợp đó, đã và đang khẳng định cho sự phát triển mạnh mẽ của nên YHCT nước nhà, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của “các ông, các bà” học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay.
Theo tuyensinh365.net