A. XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ CHO TRƯỜNG TRUNG CẤP Y bwin bet365 .
1. Lý do:
Công việc tra cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin y học gặp nhiều khó khăn do số lượng tài liệu nhiều, không tập trung hoặc tài liệu không có sẵn, phải biên soạn lại. Việc mang tài liệu khó khăn (từ điển và sách y – dược thường to và nặng). Chi phí cho mua tài liệu y dược cao.
Hạn chế về mặt kỹ thuật: Vấn đề cài đặt các phần mềm để xem được tài liệu không phải ai cũng biết (nhất là với sinh viên y học cổ truyền).
Chi phí sử dụng: việc tải dữ liệu từ mạng internet chịu một chi phí nhất định tuỳ theo dung lượng của file tải về, ngoài ra có một số trang web thu phí khi tải tài liệu trên đó. Điều này làm cho chi phí sử dụng tài liệu tăng thêm.
Có nhiều tài liệu mà trên mạng internet không có: thông tin trên mạng rất phong phú và đa dạng nhưng đây cũng không phải là chìa khoá vạn năng. Có nhiều thông tin chuyên biệt (nhất là trong nghành y) mà internet chưa cập nhật.
Sử dụng Thư viện điện tử sẽ hỗ trợ việc học tập, sinh viên sẽ chủ động hơn trong học tập tùy theo thời gian của mình.
2. Mục đích nghiên cứu:
– Xây dựng Thư viện điện tử hỗ trợ sinh viên học tập y dược:
+ Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị: Máy tính, mạng internet…
+ Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ hoạt động học tập y dược. Cơ sở dữ liệu Thư viện điện tử hoạt động được trên các phương tiện tra cứu như máy tính để bàn, laptop, netbook.
– Ứng dụng Thư viện điện tử tại trường trung cấp y bwin bet365 .
3. Ưu điểm của cơ sở dữ liệu Thư viện điện tử:
Cơ sở dữ liệu Thư viện điện tử là tập hợp các kiến thức về y dược, những vấn đề sinh viên cần biết khi vào trường và sau khi ra trường. Tài liệu được trình bày dưới dạng cây thư mục, sử dụng trên một file chương trình duy nhất, không phải cài đặt. Nội dung dữ liệu sử dụng được trích dẫn từ tài liệu của trường Trung cấp Y bwin bet365 , Đại học Y Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Học viện Y Dược Học cổ truyền Việt Nam và một số sách của Viện y học cổ truyền Trung Ương, công trình nghiên cứu của bệnh viện 199 Bộ Công An…
Cơ sở dữ liệu Thư viện điện tử có ưu điểm:
– Hỗ trợ sinh viên học tập, tra cứu thông tin nhanh. Tài liệu phong phú.
– Không mất chi phí, không phải cài đặt, sử dụng dễ dàng. Không phải bảo trì tu sửa như thư viện sách.
– Tài liệu đáng tin cậy, có nhiều ảnh chụp trực quan sinh động nên dễ học dễ nhớ, giúp nâng cao trình độ của sinh viên .
– Cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho sinh viên những kiến thức cần thiết khi mới vào trường, trong quá trình học tập và cả những định hướng sau khi ra trường.
B. ỨNG DỤNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ TRONG HỌC TẬP Y HỌC CỔ TRUYỀN TẠI TRƯỜNG TRUNG CẤP Y.
Quá trình xây dựng hệ thống Thư viện điện tử: dưới sự chỉ đạo trực tiếp của bà Lê Thị Hồng Hoa – Chủ tịch HĐQT- Hiệu trưởng nhà trường, tổ Tin học được thành lập ngày 23/10/2013 với nhiệm vụ triển khai phòng thực hành tin học trở thành Thư viện điện tử, phục vụ nhu cầu tra cứu thông tin của giáo viên và học sinh nhà trường.
5.1. ĐỘI NGŨ NHÂN LỰC:
Tổ Tin học gồm 8 thành viên, được phân thành từng nhóm phụ trách các mảng riêng biệt:
– Cử nhân Trương Xuân Trường, Tổ trưởng phụ trách trực tiếp các nhóm, quản lý kế hoạch chương trình đầu tư xây dựng Thư viện Điện tử.
– Nhóm Kỹ thuật bao gồm Cử nhân Nguyễn Tiến Linh (trưởng nhóm), anh Vy Văn Tuấn, phụ trách xây dựng hệ thống mạng, nâng cấp máy tính, xây dựng máy chủ, cài đặt hệ điều hành, phần mềm y học và nhập cơ sở dữ liệu y học vào máy tính. Tạo nền tảng cho việc khai thác sử dụng dữ liệu trong Thư viện.
– Nhóm Nội dung bao gồm Thạc sĩ Lê Minh Quý (trưởng nhóm), bác sĩ Nguyễn Hương Thu, y sĩ Nguyễn Thị Loan phụ trách xây dựng cơ sở dữ liệu y học cho Thư viện điện tử: biên soạn phần nội dung, cài đặt phần mềm y học và nhập cơ sở dữ liệu y học vào máy tính cho Thư viện.
– Nhóm Website kodonso.net gồm anh Nguyễn Ngọc Hiên và anh Nguyễn Tiến Linh có nhiệm vụ xây dựng lại hệ thống website của nhà trường, tích hợp Thư viện điện tử lên website
5.2. CỞ SỞ VẬT CHẤT VÀ TRANG THIẾT BỊ :
a. Hệ thống máy tính:
Thư viện điện tử triển khai trên nền tảng cơ sở vật chất của phòng thực hành Tin học. Nhà trường đã đầu tư hệ thống máy tính mới, trang bị máy chủ để quản lý Thư viện. Tổng số máy tính hoạt động trong phòng thư viện hiện nay là 25 máy.
b. Mạng internet và phần mềm thư viện điện tử:
– Trường đã nâng cấp đường internet ADSL từ cáp đồng sang cáp quang tốc độ cao phục vụ tốt hơn việc truy cập các trang web, lấy tài liệu từ internet phục vụ tra cứu, bổ sung kiến thức cho người đọc. Thư viện sẽ là nơi đầu tiên các của giáo viên và học sinh trong trường tới để tìm tài liệu.
– Trường còn mạnh dạn đầu tư nghiên cứu xây dựng phần mềm Thư Viện Điện Tử gồm nhiều chức năng hữu ích cho học sinh và giáo viên trong trường.
– Nội dung Thư viện điện tử:
+ Phần cơ sở dữ liệu do anh Lê Minh Quý phụ trách, dưới sự chỉ chỉ đạo của bà Lê Thị Hồng Hoa – Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, kiến thức được phân loại một cách khoa học, tiện cho việc tra cứu.
+ Ngoài ra các máy tính còn được cài đặt các phần mềm từ điển để tra cứu về y học như Từ điển thuốc Tây y, Từ điển tra cứu Đông Y Dược, phần mềm Y khoa 2.0, phần mềm chẩn đoán hình ảnh DLIP 1.0… cho sinh viên tra cứu thêm. Máy tính cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ đọc tài liệu.
– Tổ Tin học sẽ tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện hệ thống Thư viện sau 03 tháng vận hành. Bắt đầu từ năm học 2014, tất cả các lớp sẽ được hướng dẫn sử dụng, khai thác Thư viện điện tử với thời lượng 20 % tiết học của bộ môn Tin học.
5.3. ĐỊA ĐIỂM ÁP DỤNG:
– Phòng dậy tin học của trường.
– Ngoài thời gian giảng dậy tin học theo chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, bộ môn Tin học linh hoạt sử dụng các máy tính của phòng vi tính, cài đặt cơ sở dữ liệu Thư Viện Điện Tử vào các máy này. Sinh viên có thể vào các máy này để tra cứu và in thông tin y học mình cần.
5.4. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:
– Sinh viên của trường: sinh viên hệ y sĩ y học cổ truyền, dược sĩ trung cấp, Dược sĩ y học cổ truyền.
– Giáo viên của trường: các giáo viên có thể sử dụng máy tính trong phòng Thư viện điện tử để tham khảo tài liệu. Có thể sử dụng cơ sở dữ liệu hỗ trợ cho quá trình giảng dậy của tất cả các môn học y học cổ truyền và một số môn y học hiện đại (bệnh học y học hiện đại, dược, cấp cứu ban đầu).
5.5. QUẢN LÝ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ:
– Với khối lượng kiến thức đồ sộ của thư viện, không tránh khỏi việc người đọc sẽ bị choáng ngợp, Thư viện điện tử luôn có cán bộ phụ trách thành thạo chuyên môn, sẽ hướng dẫn người đọc cách thức tra cứu, tìm kiếm tài liệu.
– Cơ sở dữ liệu và các phần mềm tra cứu y học được lưu trên máy chủ, có thể cập nhật chia sẻ dễ dàng tới các máy trạm.
– Từ máy chủ có thế kiểm soát được hoạt động của các máy trạm:
- Hướng dẫn người đọc thao tác trên máy từ xa.
- Kiểm soát quyền truy cập internet, chặn các website với nội dung không lành mạnh.
- Kiểm soát phần mềm sử dụng trên máy trạm.
– Linh hoạt sử dụng: khi cần thiết có thể sử dụng máy dành cho Thư viện điện tử làm máy phục vụ học Tin học và ngược lại. Giáo viên Tin học hướng dẫn sinh viên sử dụng cơ sở dữ liệu Thư Viện Điện Tử , lồng ghép trong quá trình học tập môn tin học.
5.3. THỰC TẾ SỬ DỤNG THƯ VIỆN ĐIÊN TỬ CỦA TRƯỜNG
Thư Viện Điện Tử đã được khai trương ngày 15/05/2014, với sự có mặt của bà PGS-TS Phan Thị Thu Anh – Hiệu trưởng nhà trường, bà Lê Thị Hồng Hoa – Hiệu Phó – Chủ tịch HĐQT, các thầy cô và cán bộ công nhân viên nhà trường. Anh Lê Minh Quý, anh Nguyễn Tiến Linh và anh Nguyễn Ngọc Hiên đã lần lượt giới thiệu các chức năng cũng như hướng dẫn cách thức tra cứu Thư viện điện tử.
Ngày 16/05/2014, Thư viện điện tử vinh dự được đón tiếp Sở GĐ & ĐT Hà Nội, Sở Y Tế đến tham quan, thẩm định chương trình mở mã ngành Y sĩ đa khoa. Các lãnh đạo sở GĐ & ĐT và sở Y tế đã có những phản hồi rất tích cực về sáng kiến Thư viện điển tử của trường, cần phải nhân rộng và phát triển nhiều hơn nữa ở các trường. Ngày 22/05/2015: Hội đồng khoa học đã họp nghiệm thu sáng kiến cải tiến, Hội đồng đã nhất trí đánh giá sáng kiến đạt loại A với số điểm 18.8 (có biên bản kèm theo).
Ngày 02/06/2014 , Ban Lãnh đạo Trường Trung cấp Kỹ thuật Y tế Hà Nội đến thăm và học tập kinh nghiệm xây dựng Thư viện điện tử của trường. Các thầy cô đã đánh giá cao tính ứng dụng thực tiễn của công trình và góp ý một số hướng phát triển cho hệ thống thư viện điện tử.
Dưới sự chỉ đạo của Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thị Hồng Hoa cùng với Ban Cố vấn là các thầy cô Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn chuyên ngành và Tổ Tin học, thư viện điện tử đã hoạt động được một năm rưỡi (từ tháng 05/2014 đến tháng 01/2016). 321 học sinh lớp Y8, Dược 8, Y9, Dược 9 và Văn bằng 2 Dược y học cổ truyền đã được hướng dẫn sử dụng bộ dữ liệu thư viện điện tử. Thư viện điện tử đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ học sinh. Bộ môn tin học của trường đã linh hoạt áp dụng, hướng dẫn cho học sinh cách sử dụng, khai thác thông tin từ nguồn cơ sở dữ liệu trong nhà trường để phục vụ cho học tập y học cổ truyền và dược trung cấp. Theo nguyện vọng của sinh viên , trường đã cập nhật cơ sở dữ liệu phần mềm Thư viện điện tử lên trang website của trường để học sinh tiện nghiên cứu khi cần thiết, chủ động hơn về thời gian.
Trong giai đoạn hai vào năm 2016, trường chúng tôi dự kiến xây dựng thêm một phòng Thư viện điện tử chuyên biệt gồm hai mươi máy tính cá nhân và một máy Server quản lý của phòng. Sử dụng Giải pháp mạng Boot Room không cần ổ cứng cho các máy trạm để tiết kiệm chi phí (chi phí mua ổ cứng, chi phí tiền điện sử dụng sau này). Do cơ sở dữ liệu Thư viện điện tử và các phần mềm tra cứu y học không đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh nên yêu cầu máy tính cấu hình không cao, chi phí sẽ thấp. Mặt khác Tổ tin học đang nghiên cứu xây dựng phần mềm thư viện điện tử trên điện thoại di động để học sinh có thể học tập và tra cứu tài liệu tốt hơn.