Mặc dù có đã từng có 2 tấm bằng Đại học và đã trải qua nhiều trường lớp trong quân đội nhưng vì sự ham học hỏi và tình yêu nghê gia truyền năm 2011 bác Phạm Quang Huy đã tham gia một lớp đào tạo Y sỹ YHCT hệ trung cấp do Trường Trung cấp Y bwin bet365 tổ chức tại xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm – Hà Nội. Hai năm gắn bó với trường, với lớp đã để lại trong bác Phạm Quang Huy rất nhiều cảm xúc trên đây là bài viết về tình cảm của bác với mái trường Lê Hữu Trác.
Sau gần 40 năm phục vụ trong quân đội, tôi được cấp trên cho nghỉ hưu với hàm Đại tá; tạm biệt những tháng năm sôi nổi trong quân ngũ, với biết bao kỷ niệm buồn vui; tôi thanh thản trở về với cuộc sống đời thường…
Nghỉ hưu ở thời điểm tuổi trẻ đã đi qua, nhưng tuổi già thì chưa tới; thời gian đầu, tôi cũng trăn trở như bao người khác: Mình sẽ làm gì? Tôi tự đặt ra câu hỏi, rồi lại tự trả lời: Tiếp tục công tác kỹ thuật ư? Không thể; tuổi tác không cho phép nữa. Làm cố vấn giúp con cái kinh doanh ư? Không được; với tính cách quyết đoán của người chỉ huy trong quân đội, mình sẽ làm ảnh hưởng đến suy nghĩ độc lập, táo bạo của bọn trẻ – là những yếu tố rất quan trọng, trong thời buổi kinh tế thị trường…
Một buổi chiều thu, nắng như dát vàng trên những tán lá xanh mướt, trong quần thể di tích Đình-Chùa Thanh Am (Hà Nội), nơi từng in dấu Trạng Trình – Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi ngài lưu tại đây dạy học; dạo trong khuôn viên chùa cho lòng tĩnh lặng, tôi bỗng nhớ tới lời răn của Đức Phật: “Tài sản quý nhất của đời người là sức khoẻ″… Phải rồi – tôi như bừng tỉnh: Sức khoẻ là quý nhất, chăm sóc sức khoẻ cho mình, cho người thân là công việc đúng đắn nhất của mình hiện nay!…
Nhận lời mời của anh Nguyễn Văn Dần – người bạn cũ ngày còn chiến đấu ở Trường Sơn – tôi đến thăm anh tại thôn 8, xã Ninh Hiệp, địa phương được Nhà nước tặng danh hiệu: “Làng nghề truyền thống thuốc Nam, thuốc Bắc″ năm 2009. Qua lời kể của anh, tôi vô cùng yêu mến làng nghề độc đáo này:
… Làng Phù Ninh xưa, nay thuộc xã Ninh Hiệp có nghề làm thuốc từ lâu. Tổ sư của nghề này là bà Lý Nương (thời nhà Lý), quê ở Thanh Hoá. Bà đã chữa bệnh giúp dân nhiều năm, chỉ cho dân cách hái thuốc từ trên rừng, cách trồng và bào chế thuốc để chữa bệnh. Bà còn hướng dẫn cho dân trồng dâu, dệt vải…
Khi bà qua đời, cảm công đức của bà, nhân dân táng bà và lập đền thờ, đó là Điếm Kiều. Người Ninh Hiệp tôn bà là Tổ sư của nghề thuốc và nghề dệt vải. Những nghề này xưa nổi tiếng khắp nước, nay chủ yếu chỉ còn nghề thuốc Nam thuốc Bắc.
Vì tài năng và đức độ, bà được nhà Lý sắc phong là Lý Nhũ Thái Lão Dược Tiên Linh Thần.
Hiện nay, xã Ninh Hiệp có khoảng 280 hộ hành nghề thuốc Đông Nam dược; ngoài ra còn có nhiều người gốc Ninh Hiệp, hành nghề này trên khắp cả nước …
Trong câu chuyện, anh còn cho biết thêm: Đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, muốn được đào tạo chính quy về y học cổ truyền, để góp phần bảo tồn làng nghề truyền thống; UBND xã đã cùng Trường Trung cấp Y – bwin bet365
xin phép các cấp có thẩm quyền, mở lớp Y sỹ y học cổ truyền tại Ninh Hiệp…
Nghe anh kể, tôi mừng quá; suy nghĩ trong tôi một lần nữa được đánh thức: Đúng rồi: Tôi sẽ đi học, học về y học cổ truyền!…
Ở tuổi chúng tôi, việc học tập không dễ dàng như lớp trẻ: Với 6 môn học chung, 8 môn học cơ sở, 8 môn học chuyên môn; rồi thực tập tại cộng đồng, thực tập tốt nghiệp…
Quả thật, nhiều khi rất căng thẳng, mệt mỏi; nhưng với ý chí của người lính, sự tạo điều kiện giúp đỡ của nhà trường và sự động viên của các thày cô giáo, đã giúp chúng tôi từng bước vượt qua.
Không thể quên những giờ lên lớp của các thày cô Trường Đại học Y Hà Nội, các thày cô rất quan tâm đến cách diễn đạt, giúp chúng tôi dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hành!…
Không thể quên thời gian đi thực tế tại cộng đồng; thời gian thực tập tại Viện Y học cổ truyền Quân đội. Tôi rất trân trọng ý kiến đóng góp của Đại tá – Tiến sỹ y khoa Trần Ngọc Liên (Viện Y học cổ truyền Quân đội); anh khuyên tôi: Y học cổ truyền rất rộng, muốn thành công, chú nên tập trung vào công việc gì mà chú có khả năng, chú yêu thích!…
Theo góp ý của anh, tôi đã đi sâu vào môn châm cứu, bấm huyệt. Bằng các mối quan hệ, tôi đã giành nhiều thời gian thực hành tại các phòng chẩn trị YHCT có uy tín, để rèn luyện tay nghề…
Càng học, chúng tôi càng hiểu ra: Y đức không phải là cái gì đó xa xôi, trừu tượng mà nó thật gần gũi, dễ học, dễ làm; chỉ cần người thày thuốc có lương tâm, có trách nhiệm; đó là nụ cười thân thiện, là ánh mắt cảm thông, … với người bệnh – như lời PGS Chu Văn Thăng (Trường Đại học Y Hà Nội).
Chúng tôi tâm đắc vấn đề: Giao tiếp giữa thày thuốc và bệnh nhân: Đó là sự tương tác có mục đích, nhằm vào các nhu cầu của người bệnh; giúp người bệnh diễn tả được các vấn đề liên quan đến bệnh tật; giúp cho quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh được tốt hơn!…
Xin cảm ơn nhà trường, cảm ơn các thày cô đã trang bị cho chúng tôi hành trang phong phú để chúng tôi tự tin trong công việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng!…
Ngày mai, tôi ra trường!…
Bao nhiêu kỷ niệm qua 2 năm học ùa về: Kỷ niệm về nhà trường, về các thày cô giáo, về các bạn – những người đồng nghiệp yêu mến của tôi!…
Ngày mai, tôi ra trường!…
Tuy là người có 2 bằng Đại học, đã qua nhiều trường lớp trong quân đội, lại không còn trẻ; nhưng sao tôi vẫn thấy biết bao tình cảm đan xen: Bồi hồi, xúc động, lưu luyến, nhớ nhung!…
Rồi đây, chiếc áo trắng nghề y có lôgô của Trường, sẽ luôn bên tôi trong phòng mạch, để nhắc nhở tôi nhớ về ngôi trường thân yêu: Trường Trung cấp Y-bwin bet365 !…
Tác giả Phạm Quang Huy