Tối ngày 16/09 Tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra Chương trình giao lưu nghệ thuật đặc biệt “Khúc tráng ca Thành cổ” tới dự có Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội, đại diện nhiều Bộ, ban, ngành cùng 140 thân nhân gia đình liệt sỹ. Đại diện Ban giám Hiệu Trường Trung cấp Y bwin bet365 có: PGS.TS Phan Thị Thu Anh Hiệu trưởng, PGS.TS TRần Lưu Vân Hiền Phó hiệu trưởng đã vinh dự được mời tới dự và tri ân các anh hùng liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị.
Chương trình là một trong những hoạt động tiêu biểu kỷ niệm 41 năm chiến thắng Thành cổ Quảng Trị (16/9/1972-16/9/2013) do Tạp chí Tuyên giáo, Đài Truyền hình Việt Nam, Truyền hình Công an nhân dân, Báo Nhà báo & Công luận, Công ty Truyền thông Thiên Sơn, Công ty Truyền thông Thủ Đô phối hợp tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2, kênh ANTV.
Ông Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Tạp chí Tuyên giáo, Trưởng Ban tổ chức Chương trình tự hào khẳng định trong lịch sử đấu tranh hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc, chiến thắng 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị là một trong những sự kiện lịch sử oanh liệt nhất. Chiến thắng ấy là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, góp phần tạo nên thế và lực cho thắng lợi ngoại giao của Việt Nam ở Paris vào đầu năm 1973, từng bước thống nhất non sông.
Chương trình giao lưu-nghệ thuật Khúc Tráng ca Thành cổ với hai phần “Khúc Tráng ca Thành cổ” và “Thay lời tri ân” tái hiện những ký ức lịch sử oai hùng, những chiến công hào hùng trong 81 ngày đêm máu lửa bảo vệ Thành cổ Quảng Trị của quân và dân ta.
Các nhân chứng lịch sử giao lưu với chương trình
Tham dự chương trình, khán giả được giao lưu với Đại tá Nguyễn Công Định – nguyên Trợ lý Tác chiến của Ban Chỉ huy Thành cổ Quảng Trị, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 48, Sư đoàn 320B làm nhiệm vụ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị; Đại tá Hán Duy Long – Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên chiến sỹ Đại đội 9 của Tiểu đoàn 3 (biệt danh là K3 Tam đảo) bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Công tác Đảng – Công tác Chính trị, Học viện Quân y; Cựu chiến binh Bùi Trung Thành, nguyên Đại đội trưởng Đại đội 16 súng máy cao xạ 12,7 ly Trung đoàn 48, nguyên Trợ lý Pháo binh Sư đoàn 390 và bác sỹ Lê Văn An, nguyên là sinh viên khóa I Trường Đại học Quân y, người có thành tích xuất sắc được giữ lại trường làm giảng viên nhưng đã cùng 20 học viên năm thứ 2 khóa 2 của Trường xung phong phục vụ chiến trường tại mặt trận Quảng Trị.
Phần “Thay cho lời tri ân” gồm các tiết mục nghệ thuật với nội dung “Năm 1972 họ đã ra đi như thế, Xin đừng lãng quên quá khứ.” Ca từ ý nghĩa của những nhạc phẩm “Thành phố thủa binh nhì,” “Dòng sông linh thiêng”… được cất lên như vỗ về những cảm xúc của người đang sống và cả những người đã khuất.
Thành cổ Quảng Trị hôm nay là một “Nghĩa trang lớn” nhưng không có ngôi mộ nào mà chỉ có Đài tưởng niệm Thành cổ với hình tượng một nấm mồ lớn cho những chiến sĩ đã ngã xuống trong 81 ngày đêm của mùa hè năm 1972.